Gà đá chân cua đá hay không? Nuôi gà đá chân cua sao cho hiệu quả?

Gà chân cua chắc hẳn khá mới mẻ đối với nhiều người. Nếu tìm hiểu trên mạng thì cũng không có quá nhiều thông tin. Chỉ những kê sư lâu năm trong nghề mới biết được về dòng gà này.

Gà chân cua là gì?

Gà chân cua không phải là một giống gà, mà là cách gọi thông qua đặc điểm hình thể độc đáo trên cơ thể chúng.

Rất dễ để nhận biết gà chân cua, cụ thể những ngón chân của chúng bị khoèo sang 2 bên – nhìn giống như những con cua vậy. Do cấu trúc ngón chân độc đáo nên khả năng giữ thăng bằng của chúng khá kém. Ngay cả việc đứng, di chuyển cũng gặp trở ngại chứ đừng nói gì đến việc ra trường, tham gia đá gà trực tiếp

Gà chân cua độc đáo với những ngón chân của chúng bị khoèo sang 2 bên

Gà chân cua độc đáo với những ngón chân của chúng bị khoèo sang 2 bên

Gà chân cua đá có hay không? Có nên nuôi?

Do vấn đề giữ thăng bằng nên nhiều người nhận định rằng gà chân cua không tốt, không nên nuôi, trong quá trình chiến đấu có thể bị ngã liên tục. Nhưng trên thực tế không hoàn toàn như vậy.

Xét về yếu tố thẩm mỹ thì gà này không đẹp, nhìn chẳng khác gì bị dị tật bẩm sinh. Đây cũng được xem là điểm trừ duy nhất của dòng gà này, khiến nhiều người không muốn chọn.

Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, loài gà này cũng xếp vào dạng có tài. Những ngón chân ngoẹo đó hoàn toàn có thể trở thành vũ khí quan trọng, chọc thủng mắt đối thủ với những đòn đánh hiểm

Chân này đi với vảy hiếm thì không nên bỏ qua

Chân này đi với vảy hiếm thì không nên bỏ qua

Bởi lẽ với những dòng gà thông thường, các ngón chân thường hướng thẳng, khi tung đá về phía đối thủ khả năng gây sát thương không cao. Nhưng dòng gà này thì khác, với những cú đá méo sang 1 bên, phần ngón chân bị ngoẹo sẽ là lợi thế để trúng vào tử huyệt của đối thủ.

Đặc biệt nếu gà chân cua mà đi kèm với vảy tài nữa thì không chê vào đâu được. Do đó khi sở hữu một con gà chân cua đừng vội bỏ ngay, cứ để nuôi lớn, sau khi trưởng thành, cơ thể phát triển toàn diện thì kiểm tra vảy, màu lông, mắt,… chủ yếu là tướng tá bên ngoài. Lúc này mới quyết định có nên đầu tư hay không.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà chân cua hiệu quả

Như đã nói ở trên, gà chân cua gặp đôi chút vấn đề về giữ thăng bằng. Nên kê sư chỉ cần khắc phục yếu tố này là được. Một số bài tập hiệu quả như tập chuồng bay, chuồng nhảy, đeo tạ vào chân gà,…

Tất nhiên ban đầu sẽ hơi khó, hiệu quả cũng không thấy rõ ngay, nhưng kiên trì thì ắt hẳn sẽ thành công. Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng khi nuôi gà cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Tùy từng giai đoạn mà áp dụng khẩu phần cho phù hợp. Chẳng hạn, giai đoạn còn nhỏ thì cho ăn no, để chúng lớn khỏe nhanh, có sức đề kháng vượt qua bệnh tật.

Ưu tiên tập cho gà giữ thăng bằng

Ưu tiên tập cho gà giữ thăng bằng

Khi trưởng thành rồi thì giảm khẩu phần ăn lại, đưa vào một chế độ nhất định. Ngoài thóc/ lúa, rau xanh thì phải bổ sung thêm mồi để tăng sung – tăng pin. Quan trọng nhất là phải áp dụng luyện tập để cơ thể săn chắc, tăng lực cho những đòn đánh,…

Kết luận

Cách nuôi dưỡng gà chân cua không khác biệt so với các dòng gà đá khác là bao. Kê sư chỉ cần tập trung kỹ hơn vào khâu huấn luyện, khắc phục tình trạng giữ thăng bằng của chiến kê thì không sợ gà không có cơ hội giành chiến thắng. Có rất nhiều yếu tố để cấu tạo nên một chiến binh giỏi – đá tài, do đó đừng vội từ bỏ. Chúc anh em thành công!

Xem thêm : 

Xem đá gà thomo campuchia trực tiếp

Nạp tiền vào tài khoản đá gà SV388